Cài đặt tùy chỉnh
Bảy Mươi – Khởi Hành Mới
Chương 1
Ngày cập nhật : 25-03-20251
Tôi phát hiện ra cuốn nhật ký đó vào ngày thứ hai sau khi Phó Hoài Châu nhập viện để bắt đầu hóa trị.
Vì con trai – Phó Lăng Xuyên – nhờ tôi tìm hồ sơ bệnh án của ông ấy, nên tôi mới bước vào thư phòng, một nơi vốn rất xa lạ với tôi.
Phó Hoài Châu ưa sạch sẽ, chưa từng cho tôi bước vào thư phòng của ông.
Chúng tôi kết hôn đã 50 năm, số lần tôi bước vào căn phòng đó có thể đếm trên đầu ngón tay.
Trang đầu tiên của cuốn nhật ký là bức ảnh Phó Hoài Châu mặc bộ lễ phục giống hệt ngày cưới của chúng tôi, khoác tay một người phụ nữ xa lạ.
Người phụ nữ đó, chính là Vương Mỹ Linh.
Chỉ khác là, trên người cô ta mặc chiếc váy đỏ – kiểu váy chỉ thấy vào thời ấy trong ngày cưới.
Cô ta khoác tay chồng tôi, gương mặt tràn đầy nụ cười rạng rỡ, rạng ngời như ánh nắng.
Dưới tấm ảnh có dòng chữ viết tay: [Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành. Tôi yêu Mỹ Linh, đến chết không thay lòng.]
Tổng cộng có 50 tấm ảnh, từ khi tóc còn xanh đến lúc đầu điểm sương. Suốt 50 năm, dưới mỗi tấm ảnh đều có một bài thơ tình do chính tay Phó Hoài Châu viết.
Tấm ảnh mới nhất được ghi ngày: Mùa xuân năm 2025.
Trong ảnh, Phó Hoài Châu mặc bộ áo Trung Sơn do chính tay tôi là ủi, ánh mắt rạng rỡ, nhìn Vương Mỹ Linh với ánh nhìn trong veo như thời trai trẻ.
[Năm mươi năm ngắn ngủi, tựa giấc mộng. Tôi yêu Mỹ Linh, sống chết không rời.]
Vương Mỹ Linh trong ảnh trông trẻ hơn tôi rất nhiều. Dáng người, gương mặt – tất cả vẫn còn giữ nguyên nét thanh xuân.
Nếu không phải vì đã nhìn thấy 50 tấm ảnh, có lẽ tôi sẽ nghĩ cô ta chỉ mới ngoài 50 tuổi.
Nhưng thực ra, tính ra tuổi cô ta cũng phải ngang tôi.
Tôi ngẩng đầu nhìn qua khung cửa sổ, thấy gương mặt mình in bóng – đã đầy những nếp nhăn vì năm tháng vất vả.
Trong lòng trào lên một nỗi chua xót, khoé mắt cũng bắt đầu ươn ướt.
Nhật ký ghi lại rất nhiều chuyện. Những dòng chữ chi chít trên trang giấy ố vàng lại mang đến một vẻ đẹp rất dịu dàng, rất riêng.
Nét chữ thanh thoát mà mạnh mẽ, đủ để thấy người viết đã dồn bao tâm huyết vào từng con chữ.
[Vợ tôi – Mỹ Linh, nghe nói em cảm lạnh, tôi ngày đêm lo lắng. Nay biết bệnh em đã đỡ, lòng tôi hân hoan vô hạn.] — ký tên: Mùa thu năm 1992.
Tôi nhớ rất rõ khoảng thời gian này. Đó là năm Phó Hoài Châu bị sa thải, còn tôi cùng ông ấy dấn thân vào thương trường.
Năm đó tôi 37 tuổi, ông ấy 38. Không còn trẻ nữa. Chúng tôi cùng nhau bốc dỡ hàng ở bến tàu, gió biển lớn, nước triều dâng, bị sóng đánh ngã là chuyện thường ngày.
Bàn chân ngâm nước đến trắng bệch trong đôi giày vải. Găng tay rách hết đôi này đến đôi khác. Cảm lạnh, sốt cao – chuyện quá quen thuộc.
Dù bệnh, tôi vẫn cố cùng ông dỡ hàng cho xong. Bởi thuê một công nhân bốc vác lúc đó mất ít nhất 300 tệ.
Mà con trai tôi lúc đó mới 16 tuổi, chúng tôi phải dành dụm từng đồng để chuẩn bị tiền cho nó du học.
Trong những ngày gian khó ấy, Phó Hoài Châu suốt ngày thở dài. Tôi cứ nghĩ ông đang giận vì tôi làm chậm, khiến lỡ thời gian giao hàng.
Dù đang sốt, tôi vẫn cắn răng chịu đựng, không hé một lời than.
Ông ấy khi đó chỉ sờ trán tôi, thấy nóng hổi, rồi chẳng nói gì thêm.
Vẫn ngồi cạnh điện thoại, nói là đang đợi tin từ một đơn hàng lớn.
Cuối cùng, đơn hàng không thấy đâu, nhưng ông lại nhận được một cuộc gọi khiến gương mặt rạng rỡ hẳn lên.
Giờ nhớ lại… hóa ra, khi đó ông đợi không phải đơn hàng, mà là tin Vương Mỹ Linh khỏi ốm.
Và khi tôi tìm thấy bản di chúc được soạn sẵn kẹp sau cuốn nhật ký, dạ dày tôi như cuộn lại.
Tôi lao vào nhà vệ sinh, nôn đến mức trời đất quay cuồng.
Tôi từng nghĩ tôi là người gần gũi nhất với Phó Hoài Châu.
Từ một cô gái quê không xứng với người học cao như ông, đến lúc bị sa thải, tôi vẫn kề vai sát cánh – trở thành mẹ của Lăng Xuyên.
Rồi đến khi công ty ông ấy thành lập, vì không có hình tượng phù hợp, tôi cam lòng làm “người phụ nữ phía sau” – một bà nội trợ.
Nửa thế kỷ bên nhau, trong ký ức của tôi có chồng, có con trai, rồi có cả cháu nội. Nhưng tuyệt nhiên… lại chẳng hề có “tôi”.
Mà nghĩ lại… có ai lại thân thiết với người giúp việc bao giờ chứ?
2
Khi màn đêm buông xuống, con trai tôi – Phó Lăng Xuyên – gọi điện đến, giọng nói vừa cất lên đã đầy vẻ mất kiên nhẫn.
“Mẹ à, con kêu mẹ về lấy thẻ bảo hiểm, sao tới giờ vẫn chưa quay lại?”
“Công ty bên này còn đống việc đang chờ con xử lý.”
“Chỉ là một bản hồ sơ bệnh án thôi, có cần lâu đến vậy không?”
Tôi cúp máy, ánh mắt dừng lại trên tô canh gà tôi đã nấu xong từ lâu cho Phó Hoài Châu, giờ đã nguội lạnh trên bàn ăn.
Lúc này, cháu trai tôi – Phó Tuấn – cũng vừa về đến nhà.
Nó năm nay đã 24 tuổi, một chàng trai khôi ngô, cao lớn. Nhưng trong ký ức của tôi, nó vẫn là đứa bé chập chững tập đi, ôm lấy chân tôi không rời.
Nếu không phải đã đọc được trong nhật ký chuyện Phó Hoài Châu từng dẫn nó đi gặp Vương Mỹ Linh, có lẽ tôi đã muốn tâm sự đôi chút với nó.
[Mùa thu năm 2000, cháu trai Phó Tuấn chào đời, thật đáng yêu, cô ấy nhất định sẽ thích.]
[Mùa xuân năm 2003, cô ấy rất quý cháu, còn mua cho nó một đôi khóa vàng, tôi thật cảm kích.]
[Mùa hạ năm 2010, cháu trai Phó Tuấn nhớ cô ấy, tôi cũng rất nhớ cô ấy.]
Còn rất nhiều, rất nhiều dòng như thế.
Đều là những cảm xúc mà Phó Hoài Châu ghi lại mỗi lần dẫn Phó Tuấn đi gặp Vương Mỹ Linh.
Có sự háo hức, nôn nóng của tuổi trẻ, có cả niềm vui như thể mang báu vật đến tặng người yêu.
Từng câu từng chữ đều chất chứa tình yêu, khiến tôi nhận ra 50 năm của mình… thật thảm hại.
Tất cả đều có dấu hiệu từ trước – từ khi Phó Tuấn 3 tuổi, cổ bỗng xuất hiện sợi dây khóa vàng.
Từ mỗi lần Phó Hoài Châu dẫn nó ra ngoài chơi, đều mang về một món đồ mới.
Lẽ ra tôi đã nên nhận ra.
Nhận ra rằng chính đứa cháu mà tôi tự tay nuôi lớn, mỗi khi thấy những chiếc xe hơi đồ chơi, robot… rồi nhìn về phía tôi, trong mắt nó đều lộ ra một tia khó chịu và bực bội.
Tôi từng trách Phó Hoài Châu đã nuông chiều cháu hư hỏng.
Nhưng ông ấy chẳng thèm giải thích với tôi điều gì, chỉ là lần sau, khi dẫn cháu ra ngoài chơi về, lại có thêm một món đồ mới.
Phó Tuấn, giờ đã 24 tuổi, thấy tôi ngồi ngẩn ngơ bên bàn ăn, chẳng hỏi han gì đến tâm trạng của tôi.
Nó chỉ biết trách mắng:
“Nội làm gì vậy?
“Cơm canh nguội hết rồi, sao không đi hâm lại?
“Với lại nội còn chưa mang hồ sơ bệnh án và cơm tối cho ông nội. Ổng đang hóa trị, ăn uống vốn đã kém, không thể ăn đồ bên ngoài. Sao nội không biết tranh thủ đi viện sớm hơn?”
Tôi nhìn bàn ăn trước mặt – đầy ắp món ăn mà người nhà tôi thích.
Có canh gà mà Phó Hoài Châu thích, có gà xào ớt mà Phó Lăng Xuyên mê tít, có tôm luộc cho con dâu – Nguyễn Tú Tú.
Hôm nay tôi còn làm món sườn chua ngọt mà Phó Tuấn thích nhất.
Chỉ duy nhất không có món nào tôi thích. Thậm chí, những món tôi thích, họ đều chẳng hề ưa.
Tôi chỉ thích cháo trắng, dưa mặn – ban đầu là vì nấu nhanh, về sau ăn quen rồi thành ra yêu luôn hương vị nhẹ nhàng ấy.
Tôi lặng lẽ nhìn Phó Tuấn một cái, rồi trước mặt nó, đem toàn bộ mâm cơm đổ vào thùng rác.
“Ông ấy ăn không ngon miệng, vậy khỏi ăn luôn.”
“Hồ sơ bệnh án để ở phòng khách, cháu tự đem đi là được.”
Phó Tuấn có vẻ ngạc nhiên trước phản ứng của tôi, đứng chết trân bên thùng rác nhìn đống đồ ăn vừa bị đổ đi, ngẩn người vài giây.
Sau đó, nó bắt đầu nổi giận:
“Hôm nay cháu xử lý công việc ở công ty cả ngày! Về nhà chỉ muốn ăn một bữa cơm nóng.
“Nội làm gì vậy?
“Có chuyện gì không thể nói thẳng ra sao?”
Tôi nhìn khuôn mặt Phó Tuấn – gương mặt dường như đang trùng lặp với Phó Hoài Châu thời trẻ.
Trí óc tôi bất giác tràn ngập ký ức.
Trước kia, Phó Hoài Châu cũng thường nổi cáu với tôi như thế.
Chỉ cần tôi nấu món không vừa miệng, ông lập tức lật bàn, ném bát đĩa, chỉ tay vào mặt tôi mà chửi:
“Tôi bận rộn cả ngày ngoài kia, về nhà lại phải ăn mấy món dở tệ bà nấu à?”
“Bà không thể giống mấy người phụ nữ khác một chút sao? Biết nết na, đảm đang hơn chút?”
“Thô lỗ, quê mùa!”
Khi ấy, tôi đã làm gì?
Lặng lẽ đứng dậy, trước mặt con cái, cặm cụi dọn dẹp đống hỗn độn, hôm sau còn phải ra ngoài mua lại chén dĩa mới.
Giờ đây, Phó Tuấn cũng học theo ông nội nó, đập bát đĩa trước mặt tôi.
Chỉ vì một chữ “hiền thục” mà tôi đã quần quật cả đời vì cái nhà này.
Tôi từng nghĩ, chỉ cần gia đình hòa thuận, đoàn viên là đủ rồi. Bởi vì trong thời đại của tôi, quan niệm về hôn nhân và tình yêu là như thế.
Giặt mãi không hết quần áo dơ, giày mang một ngày là dính bẩn.
Việc nhà không bao giờ vơi, căn nhà lúc nào cũng phải sạch bóng.
Tất cả, tất cả… giống như một cái lồng giam đã giam cầm cả cuộc đời tôi.
Tôi nhìn đống lộn xộn dưới sàn, rồi quay người vào phòng.
Tối hôm đó, con dâu và con trai tôi trở về, thấy nhà cửa bừa bộn, liền gõ cửa phòng tôi như điên.
Tôi nằm trên giường, lặng lẽ nhìn ánh trăng ngoài cửa sổ. Ánh trăng in bóng gương mặt đầy nếp nhăn của tôi lên cửa kính.
Trong đầu tôi như một cuốn phim tua nhanh, chạy lại cả chặng đường 50 năm đã qua.
Có lẽ… cũng đến lúc nên buông tay rồi.
3
Sáng hôm sau, khi tôi mở cửa phòng, đập vào mắt tôi là một mớ hỗn độn.
Canh gà đổ ra từ thùng rác vương vãi khắp sàn, trên nền nhà lấm tấm những dấu chân.
Cơm, thức ăn và những mảnh chén vỡ lẫn lộn với nhau, nhìn vừa dơ bẩn vừa buồn nôn.
Trong nhà chẳng còn ai. Trước khi đi, họ còn lẩm bẩm chửi:
“Hôm nay chẳng ai nấu cơm, không biết nổi cơn điên gì nữa.”
Tôi nấu cho mình một bát cháo trắng, vài món mặn đơn giản rồi bắt đầu dọn dẹp, sau đó ra viện.
Phải đến một chuyến.
Cuộc hôn nhân kéo dài suốt 50 năm, cuối cùng hóa ra chỉ là một trò lừa bịp trắng trợn.
Làm sao tôi có thể nuốt trôi nỗi uất ức này?
Trong bản di chúc đó, chỉ có ba điều:
Tiền, ông ta để lại cho Phó Lăng Xuyên – vì con trai đã 49 tuổi, cách quản lý công ty dần lỗi thời, nên chỉ dám để tiền, sợ công ty vào tay con sẽ lụn bại.
Cổ phần công ty, ông để lại cho Phó Tuấn – vì nó còn trẻ, vẫn còn thời gian để bứt phá.
Còn căn nhà duy nhất đứng tên ông – lại để lại cho tình đầu của ông, Vương Mỹ Linh.
Đó là tài sản chung trong hôn nhân của tôi và ông ấy, vậy mà lại để lại cho một người phụ nữ đã chen chân vào cuộc hôn nhân này suốt 50 năm?
Tôi không thể nuốt trôi được.
Thế nhưng vừa đến cổng bệnh viện, tôi đã nghe thấy giọng của cháu trai – Phó Tuấn.
“Bà nội Mỹ Linh à, vẫn là bà thương cháu nhất. Bà không biết đâu, bà nội ruột của cháu hôm qua không hiểu phát điên cái gì, đập phá tùm lum, quê mùa không chịu nổi.”
Phó Hoài Châu ngồi bên cạnh, tuy giọng nói có phần yếu ớt nhưng vẫn lộ rõ sự bực bội:
“Đập phá à? Đúng là đàn bà nhà quê, cả đời chẳng ra dáng gì.”
“Mỹ Linh, nếu sau này tôi chết rồi, bà già đó mà dám tìm cô gây chuyện, cô yên tâm, có Phó Tuấn ở đây, bà ta không làm gì được cô đâu! Căn nhà đó là tôi để lại cho cô để dưỡng già, đó là điều tôi nợ cô.”
Tôi bắt nạt cô ta ư? Nhưng tôi còn chẳng biết cô ta là ai.
Ông nợ cô ta? Vậy còn tôi thì sao?
Năm mươi năm… ông không cảm thấy mình nợ tôi chút gì sao?
Tôi đứng ngoài cửa phòng bệnh, do dự mất một lúc lâu.
Là nên bước vào?
Hay nên quay người rời đi?
Vào để đối mặt với 50 năm thất bại của bản thân, với người thứ ba chen chân vào hôn nhân?
Hay tiếp tục rút lui, im lặng mà chịu đựng nỗi tủi nhục này?
Thế nhưng, khi tôi nhìn qua ô cửa kính trên cánh cửa phòng bệnh, thấy Phó Hoài Châu dù đang mang dáng vẻ bệnh tật, nhưng vẫn cố ngồi dậy trên giường.
Ông ta nắm tay Vương Mỹ Linh, ánh mắt dịu dàng – một ánh mắt mà suốt 50 năm tôi chưa từng được thấy nơi ông.
Khoảnh khắc tôi đẩy cửa bước vào, hình ảnh ba người họ tụ lại bên nhau, nhìn qua như một gia đình thực sự.
Vương Mỹ Linh ngoài đời còn trẻ hơn tôi tưởng. Có lẽ vì chưa từng sinh nở nên thân hình vẫn thon gọn, như gái tuổi ba mươi.
Khuôn mặt được chăm chút kỹ càng, chỉ có vài nếp nhăn nhẹ, nhưng so với tôi thì trẻ hơn nhiều.
Khuôn mặt cô ta ngập tràn hạnh phúc, tươi cười rạng rỡ.
Cả lúc cô ta bịt miệng cười, ánh mắt e lệ như thiếu nữ, tay vẫn bị Phó Hoài Châu nắm chặt.
Khi ông ta nhìn thấy tôi, ánh mắt đầy kinh ngạc, lông mày nhíu chặt, lập tức rút tay ra khỏi tay Vương Mỹ Linh – cố tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra.
Cứ như thể ông ta chắc chắn tôi chẳng dám làm gì, hoặc dù có thấy, cũng sẽ chẳng dám phản ứng.
“Không phải chỉ nhờ bà lấy một bản hồ sơ, mang thêm chút cơm sao? Làm gì như thể ai nợ bà lắm vậy?”
“Bà tới đây làm gì?”
“Nghe nói bà phá tan nát nhà cửa, còn mặt mũi nào đến nữa?”
“Mấy chục năm qua không phải bà cũng sống như thế sao?”
“Giờ thấy tôi bệnh rồi, bà lại muốn giẫm lên đầu tôi đúng không?”
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận