Cài đặt tùy chỉnh
Hạt gạo và viên ngọc trai
Chương 6
Ngày cập nhật : 28-01-202516
Con trai của họ giờ đang học cấp hai, nhưng thành tích lại không tốt lắm.
Mái tóc mẹ nuôi đã bạc đi nhiều. Bà kéo Tiểu Hổ đến trước mặt tôi, nói: “Mau chào chị đi, chị con giỏi lắm đấy. Sau này có vấn đề gì trong học tập thì hỏi chị.”
Tiểu Hổ bĩu môi, trợn trắng mắt: “Hỏi cái gì mà hỏi? Chị ấy học mỹ thuật, văn hóa chắc gì đã hơn con.”
“Nói thật, con không hợp với chuyện học hành đâu. Mọi người đừng có mà trông mong vào con.”
Mẹ nuôi bực mình, giáng một cái tát lên đầu nó: “Không học thì định làm gì? Cái thân này sau này chẳng lẽ lại đi cày ruộng à?”
“Liên quan gì đến mẹ!”
Tiểu Hổ bỏ đi, mẹ nuôi quay lại, nắm lấy tay tôi, cảm thán: “Ôi, nhìn xem, mới chớp mắt mà Mi Lệ đã lớn thế này rồi. Lúc dì vớt con từ dưới sông lên, con chỉ dài bằng cánh tay dì thôi đấy!”
“Tôi nghe người ta bảo, bố mẹ ruột của con cũng tìm thấy con rồi, lại còn rất giàu có nữa. Con nhìn mà xem, sao con may mắn thế cơ chứ!”
“Dì đã nói rồi mà, ngay từ đầu dì đã thấy con có tướng phúc lộc, nên mới cứu con.”
Bà cứ lải nhải mãi, như thể quên mất ngày xưa bà đã vứt bỏ tôi, đã gọi tôi là "đồ ăn mày, đồ con hoang."
Tôi rút tay ra, nở một nụ cười lịch sự: “Dì, dì muốn gì thì cứ nói thẳng đi!”
Mẹ nuôi cười ngượng: “Con sau này chắc chắn sẽ thành công. Đừng quên dì, ba con, và cả em con nhé. Con phải đưa chúng ta lên thành phố, để được sống những ngày thảnh thơi như bố mẹ con chứ!”
Thảnh thơi?
Có ngày nào bố mẹ tôi được thảnh thơi đâu?
Mùa đông lạnh giá, họ phải dậy từ 3-4 giờ sáng để chuẩn bị, có hôm bận rộn đến tận 8-9 giờ tối mới được nghỉ.
Chỉ khi vắng khách vào buổi chiều, hai người mới thay phiên nhau nghỉ ngơi một chút.
Bố mẹ luôn dặn tôi tập trung vào việc học, nhưng hễ có thời gian rảnh, tôi lại ra phụ giúp họ. Tôi không muốn họ quá vất vả.
Cùng bố mẹ làm việc, tôi từng chứng kiến công nhân vệ sinh quét dọn đường phố lúc 4 giờ sáng, cũng từng thấy một người đàn ông trung niên say rượu, ngồi giữa con đường vắng lúc 1 giờ đêm, gào khóc vì bất lực.
Nhìn vào Chu Du, ai cũng nghĩ anh là tiến sĩ trường danh giá, nhưng anh thường xuyên thức trắng đêm trong phòng thí nghiệm để làm dự án. Ăn uống thì chẳng bữa nào đúng giờ, đến mức đã bị đau dạ dày.
Không ai sống mà thấy nhẹ nhàng cả.
Cuộc sống có hàng trăm nỗi vất vả, nhưng chúng tôi không oán trách, bởi cả nhà cùng cố gắng, thì ngày mai nhất định sẽ tươi sáng hơn.
Tôi mỉm cười, nhìn mẹ nuôi: “Dì đã nuôi con 5 năm, ân tình này con sẽ luôn ghi nhớ.”
“Sau này, nếu dì và chú già yếu cần con phụng dưỡng, con sẽ trả khoản tiền mà luật pháp quy định. Con sẽ không quên.”
“Nhưng ngoài điều đó ra, con sẽ không cho thêm bất cứ thứ gì.”
Mẹ nuôi nổi giận: “Đúng là đồ vô ơn! Chút tiền cỏn con đó, thì được tích sự gì chứ?”
17
“Dì ơi,” tôi bình tĩnh nói, “bố mẹ con đã vì con mà chịu không biết bao nhiêu khổ cực. Nếu con có tình yêu, 99% sẽ dành cho họ. Chỉ 1% còn lại mới dành cho dì và cha mẹ ruột.”
Mẹ nuôi tức đến mức sắp phát hỏa, nhưng cha nuôi bước tới, kéo mạnh bà lại: “Hôm nay là tiệc mừng con bé lên đại học. Bà mà còn làm loạn nữa, thì về ngay đi. Sau này đừng ra ngoài mất mặt thêm nữa.”
Cha nuôi rất hiếm khi nổi giận, nên mẹ nuôi bị ông làm cho cứng họng, đành ngậm ngùi im lặng.
Trước khi ra về, bà vẫn lấy vài hộp thức ăn từ nhà hàng mang về, còn bảo ghi vào sổ nợ của bố mẹ tôi.
Tôi biết, bố mẹ nuôi tôi cũng lén đưa thêm tiền cho họ.
Cha nuôi uống rượu, lúc xuống bậc thang chân đi không vững.
Tôi đưa tay ra đỡ, và nghe ông khẽ nói: “Ngày xưa nhà nghèo, con đừng trách chúng ta.”
“Cũng là số phận thôi. Nếu con ở lại nhà chúng ta, làm sao có được cuộc sống tốt như bây giờ.”
Ánh nắng buổi chiều chiếu lên khuôn mặt đã đầy nếp nhăn của ông.
Trời khá nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán tôi.
Cảnh tượng này khiến tôi nhớ lại, cũng dưới cái nắng gay gắt thế này, tôi từng trả lại ông những gói Hoa Hoa Đan và bột mơ chua.
Ngày ấy, lòng tôi vừa đau vừa buồn.
Nhưng lần này, tôi chỉ mỉm cười: “Chú ơi, không sao đâu. Tất cả đã qua rồi. Sau này, nếu có thời gian, con sẽ đến thăm chú.”
Cha nuôi lau mắt, gật đầu: “Ừ, ừ. Sau này con sống tốt là được. Lâu lâu gọi điện cho chú là chú mừng rồi.”
Ông có lẽ từng yêu thương tôi, và cũng mang chút áy náy.
Một chút thôi, không nhiều.
Vậy nên, tôi cũng sẽ dành cho họ một chút tốt bụng, nhưng không nhiều.
Năm thứ hai đại học, trường tôi mời một giáo sư khách mời đến giảng bài. Đó là một bậc thầy hội họa mà tôi rất yêu thích.
Chu Du động viên tôi: “Em thử xem có cơ hội được nhận làm học trò của thầy không. Không chỉ được học hỏi nhiều, mà việc trở thành học sinh của thầy cũng sẽ rất có lợi cho tương lai của em.”
Anh nói rất có lý. Nhưng thầy đã gần 70 tuổi, có lẽ sẽ không còn nhận thêm học trò nào nữa.
Mỗi buổi học xong, rất nhiều sinh viên mang tranh của mình đến nhờ thầy chỉ bảo.
Tôi vừa nhỏ con, lại nhút nhát, không chen vào nổi, chỉ biết đứng ngoài nhìn, vừa sốt ruột vừa thất vọng.
Bất chợt, thầy đẩy gọng kính, rồi vẫy tay gọi tôi: “Cô bé, lại đây, để tôi xem tranh của em nào.”
Tôi lập tức đưa bức tranh đã chuẩn bị sẵn từ lâu.
Đó là bức vẽ một nhóm mèo hoang đã ăn no, nằm lười biếng phơi nắng.
Bức tranh có tên là “Ấm áp.”
Thầy xem rất kỹ, rồi nhẹ nhàng hỏi: “Tôi muốn nhận một người học trò cuối cùng. Em có muốn không?”
Cứ như một giấc mơ.
Tôi mừng đến mức gật đầu liên tục, gần như muốn gãy cả cổ.
18
Thầy tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời các anh chị khóa trên, đồng thời giới thiệu tôi với mọi người.
Trong bữa tiệc, thầy lấy ra một bức tranh.
Đó là tác phẩm thầy cất giữ riêng, chưa từng mang đi triển lãm, nên đây là lần đầu tôi được nhìn thấy.
Bức tranh vẽ một con phố đông đúc, người xe tấp nập. Giữa đám đông đang vây quanh xem náo nhiệt, có một cô bé ăn mặc giản dị, vẻ ngoài mệt mỏi, nhưng lại gạt đám đông sang hai bên để đỡ một cụ già bị ngã lên.
Ơ?
Cô bé trong tranh trông quen đến lạ.
Nhìn thấy sự bối rối của tôi, thầy bật cười lớn:
“Đừng nghĩ nữa, chính là em đấy.”
“Ba năm trước, tôi được mời đến thành phố S tổ chức triển lãm. Đúng hôm đó, tôi đã nhìn thấy cảnh này và vẽ lại.”
Tôi chợt nhớ ra.
Đó là ngày cuối cùng của triển lãm ở thành phố S. Sau giờ học, tôi mới tranh thủ cùng bạn bè chạy đến tham quan.
Nhưng khi đến cửa triển lãm, tôi nhìn thấy một ông lão ngã xuống đất.
Rất đông người vây lại xem, cũng có người đã gọi 120, nhưng chẳng ai bước lên đỡ ông cụ.
Tôi liền tiến đến.
Lúc đó, bạn bè còn ngăn tôi, bảo đừng xen vào, sợ bị người ta vu oan.
May mắn thay, chẳng có chuyện gì xảy ra. Người thân của ông cụ thậm chí còn đến tận nhà cảm ơn tôi.
Đáng tiếc là vì việc này, tôi đã lỡ mất giờ vào triển lãm.
Nhưng bạn thấy không, số phận thật kỳ diệu.
Khi bạn đối xử tốt với cuộc đời, cuộc đời cuối cùng sẽ đền đáp bạn bằng những quả ngọt ngào.
Đi theo thầy, tôi học được rất nhiều điều, và có thêm nhiều cơ hội để khám phá thế giới.
Các anh chị khóa trên thường cười đùa, nói rằng thầy thiên vị.
Thầy chỉ cười hiền hậu: “Con bé là đệ tử cuối cùng của tôi, là đứa nhỏ nhất. Mà cha mẹ nào chẳng cưng chiều con út, phải không?”
Cũng nhờ thầy, tôi gặp được bạn trai Mông Thiên.
Lúc đó, Chu Du đã tốt nghiệp tiến sĩ, ký hợp đồng làm việc cho một công ty lớn ở Bắc Kinh, lương rất cao.
Tôi dẫn Mông Thiên đến gặp anh để xin một bữa ăn ké, nhưng suốt cả bữa, mặt Chu Du trông như vừa nuốt phải ruồi.
Trong lúc ăn, tôi phát hiện anh mua một chiếc dây chuyền, liền hỏi đùa: “Anh có người yêu rồi à? Sao không đưa chị dâu tương lai đến cùng?”
Chu Du trầm mặc hồi lâu, rồi lạnh nhạt đáp: “Mua cho mẹ.”
Tôi nhìn kiểu dáng của dây chuyền, nghi ngờ: “Kiểu này không hợp với mẹ đâu.”
Anh nuốt khan, giọng càng lạnh hơn: “Là mua cho em. Quà sinh nhật.”
Tôi ngẩn người: “Nhưng sinh nhật em còn hơn 4 tháng nữa mà.”
Chu Du trả lời gọn lỏn: “Hôm nay đang giảm giá.”
Anh quăng hộp dây chuyền lên bàn, bảo Mông Thiên đeo cho tôi.
Đó là một chiếc dây chuyền cỏ bốn lá, đơn giản nhưng rất đẹp. Tôi thích nó vô cùng.
Trên đường về, Mông Thiên đột nhiên hỏi tôi: “Anh trai em có phải thích em không?”
Nghe vậy, tôi tức điên, cãi nhau với anh ta một trận.
Mông Thiên miệng lưỡi ngọt ngào, lại có vẻ ngoài điển trai, liên tục xin lỗi và dỗ dành, cuối cùng chúng tôi lại làm hòa.
Theo lời khuyên và sự giới thiệu của thầy, tôi quyết định học tiếp lên thạc sĩ.
Lúc này, Mông Thiên đã tốt nghiệp.
Anh ta đưa tôi về quê ăn Tết.
Trước khi đi, mẹ tôi chuyển vào tài khoản tôi một khoản tiền lớn, nói: “Đây là tiền sinh hoạt cha mẹ ruột con đã chu cấp trong những năm qua. Mẹ để dành giúp con, giờ con sắp ra trường, nó sẽ là chỗ dựa cho con sau này.”
“Đợi ngày con xuất giá, bố mẹ sẽ chuẩn bị thêm của hồi môn cho con nữa.”
Khoản tiền lớn như vậy, mà những năm qua họ không hề động đến dù chỉ một đồng.
Đêm Giao Thừa, Mông Thiên bảo đi đánh mạt chược với bạn, say khướt mới về nhà.
Tôi dìu anh ta vào phòng thì điện thoại trong túi áo rơi ra, đúng lúc có người gọi đến.
Tôi nhấc máy, đầu dây bên kia là giọng một cô gái.
Hóa ra, trong khi hẹn hò với tôi ở Bắc Kinh, anh ta vẫn dây dưa không dứt với bạn gái cũ thời cấp 3.
Tôi giận đến phát run, tát anh ta một cái rồi định bỏ đi.
Nhưng bố mẹ anh ta ngăn lại, còn anh ta thì giấu mất chứng minh thư của tôi.
Tôi bật khóc, gọi điện cho Chu Du. Anh hỏi địa chỉ, rồi kiên nhẫn trấn an tôi: “Em cứ ở trong phòng, khóa cửa lại. Ai gõ cửa cũng đừng mở. Anh sẽ đến đón em.”
Vừa nói chuyện với anh, tôi vừa khóc cho đến khi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tầm 9 giờ, cửa chính nhà họ vang lên tiếng đập mạnh như trời long đất lở.
Tôi nghe tiếng bố mẹ Mông Thiên hét lên đầy giận dữ: “Anh là ai? Ngày Tết mà dám xông vào nhà người ta! Tôi sẽ báo cảnh sát!”
Tôi choàng tỉnh dậy, lập tức đứng dậy.
Chẳng mấy chốc, có tiếng gõ cửa phòng tôi, rất nhẹ nhàng.
Giọng trầm của Chu Du cất lên: “Châu Châu, là anh đây. Mở cửa ra nào.”
19
Anh ấy đã lái xe xuyên đêm 1.500km chỉ để đưa tôi về nhà.
Khi cửa mở, tôi nhào vào lòng anh, khóc òa như một đứa trẻ.
Chu Du ôm chặt lấy tôi, dẫn tôi ra ngoài.
Gia đình Mông Thiên định ngăn cản, nhưng ánh mắt Chu Du ánh lên một sự giận dữ mà tôi chưa từng thấy: “Trả chứng minh thư lại cho Châu Châu ngay lập tức! Nếu không, tôi sẽ kiện các người tội giam giữ trái phép!”
Gia đình họ đành phải nhượng bộ.
Trên đường về, tôi vừa buồn vừa áy náy: “Em xin lỗi, đã làm anh lo lắng.”
Chu Du nhìn tôi, đôi mắt đỏ ngầu, anh xoa nhẹ đầu tôi và nói: “Châu Châu, chúng ta là một gia đình. Em không bao giờ cần phải xin lỗi anh.”
Sau Tết, tôi quay lại Bắc Kinh. Dù tôi cố gắng từ chối, Mông Thiên vẫn thường xuyên đến tìm, quấy rầy tôi suốt hơn nửa năm.
Một ngày, anh ta lại đến, kéo tay tôi lôi lôi kéo kéo.
Đúng lúc đó, Chu Du tới đón tôi. Anh bước xuống xe, không nói không rằng, đấm Mông Thiên một cú thật mạnh: “Cách xa Châu Châu ra!”
Mông Thiên lau máu trên khóe miệng, nhìn cả hai chúng tôi với nụ cười nham hiểm: “Chu Du, anh thực sự chỉ coi Châu Châu là em gái thôi sao?”
Anh ta quay sang tôi, giọng mỉa mai: “Châu Châu, em không cho tôi động vào em, có phải em đang giữ gìn sự trong trắng cho anh trai em không?”
“Im miệng!”
“Câm ngay!”
Tôi và Chu Du đồng thanh quát.
Sau khi đuổi được Mông Thiên, Chu Du lái xe đưa tôi đi ăn.
Suốt chặng đường, cả hai đều im lặng, bầu không khí trong xe đầy sự ngượng ngập.
Cuối cùng, tôi hít một hơi sâu, phá vỡ sự im lặng: “Anh ơi, anh đã 31 rồi, sao vẫn chưa tìm bạn gái?”
Đúng lúc đó đèn đỏ, Chu Du quay đầu nhìn tôi, đáp: “Chờ em lấy chồng xong, anh sẽ kết hôn.”
Tim tôi đập loạn nhịp. Tôi lấy hết can đảm nhìn anh, hỏi thẳng: “Chu Du, có phải anh…”
Anh nhìn tôi, yết hầu khẽ chuyển động, rồi dứt khoát nói: “Phải!”
Phải mất một thời gian dài tôi mới chấp nhận sự thật này.
Rồi một cách mơ hồ, chúng tôi bắt đầu yêu nhau.
Chỉ ba tháng sau, Chu Du đã nôn nóng muốn thông báo với gia đình.
“Anh gấp vậy làm gì?”
Anh bóp nhẹ má tôi, cười: “Anh sắp 32 rồi, là một ông chú độc thân già, tất nhiên phải vội!”
Tôi rất lo lắng, sợ rằng bố mẹ không chấp nhận chuyện này.
Không ngờ mẹ chỉ thở dài, nói: “Mẹ đã nghĩ đến khả năng này từ lâu rồi, vì thấy nó mãi không yêu đương, chẳng chịu kết hôn.”
Tôi bối rối hỏi: “Mẹ ơi, nếu mẹ không đồng ý thì sao ạ?”
Mẹ vội vàng gật đầu: “Đồng ý, mẹ đồng ý! Sau này cả nhà chúng ta sẽ mãi mãi bên nhau, không bao giờ xa cách.”
Mẹ còn đùa: “Mẹ từng lo, nếu cả con và anh con cùng sinh em bé, mẹ sẽ phải chăm ai trước. Giờ thì khỏi lo rồi!”
Cha mẹ ruột ban đầu không thể chấp nhận, nhưng sau khi mẹ tôi nói: “Nếu hai đứa yêu nhau, tương lai sẽ không bao giờ có mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, cả đời con gái chúng tôi sẽ hạnh phúc.”
Họ cũng dần xuôi lòng.
Sau khi định ngày cưới, Chu Du đưa tôi đi gặp bạn học của anh.
Cả nhóm bạn anh trêu: “Chu Du, anh đúng là già rồi còn ăn cỏ non!”
Anh ôm tôi, đôi mắt tràn ngập niềm tự hào, không hề để tâm.
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận