Cài đặt tùy chỉnh

Mục lục

Cùng Cô Út Trốn Thoát

Chương 2

Ngày cập nhật : 24-02-2025

4 Việc cô út quay về đã gây ra một trận xôn xao trong làng. Suốt mấy ngày liền, ai cũng bàn tán về chuyện nhà tôi. Bà nội là người sĩ diện nhất, nhưng lần này lại chẳng hề sợ hãi, còn nghênh ngang đi khắp làng khoe khoang: “Ôi, con gái út của tôi quay về đưa cho tôi hai, ba vạn bạc, làm tôi cũng thấy ngại quá. Dù gì cũng là mẹ con ruột thịt, nó vẫn không nỡ đoạn tuyệt với tôi đâu, chẳng cần ai phải lo hộ.” Ban đầu, dân làng không tin. Thế là bà nội bám lấy họ, thao thao bất tuyệt kể lại chuyện hôm đó, mặt mày hớn hở - tất nhiên là thêm thắt kha khá chi tiết. Bà còn tuyên bố rằng cô út đã thay đổi, từ nay mỗi tháng sẽ gửi tiền về cho bà dưỡng già. Bà nội vẽ ra đủ viễn cảnh tươi đẹp, nhưng lại chẳng hề nghĩ xem con gái mình ở ngoài kia sống có khó khăn không, có vui vẻ không. Thế nhưng, bà chẳng cười được bao lâu. Bởi vì bà phát hiện ra… cô út lại bặt vô âm tín. Số điện thoại cô út để lại là giả, không tài nào liên lạc được. Và cô út cũng chẳng gửi đồng nào về. Thế là bà nội lại trở về trạng thái chửi rủa quen thuộc: “Đồ bất hiếu, đồ lòng lang dạ sói, ra đường bị xe đụng chết đi! Để xem có đẻ con không lỗ đít không!!” Tôi không hiểu, làm mẹ sao có thể căm hận con gái mình đến mức đó? Nhưng trong những gia đình không hạnh phúc, chuyện này có vẻ chẳng có gì lạ. Chẳng hạn như nhà tôi. Thời gian trôi qua, tôi cũng dần lớn hơn, đã đến tuổi thi lên cấp hai. Ở quê tôi, con gái thường không được coi trọng chuyện học hành, nhưng vì còn trong diện giáo dục bắt buộc nên ba mẹ tôi cũng không phản đối. Sau đó, tôi thi rất tốt, lọt vào top đầu toàn huyện. Hiệu trưởng nói tôi mà học ở trường cấp hai thị trấn thì hơi phí, khuyên tôi nên lên thành phố học. Vì chuyện này, thầy còn đích thân đến nhà tôi tận ba lần. “Dung Phán Phán là nhân tài hiếm có của làng ta trong bao năm qua. Con bé rất thông minh, tiếp thu nhanh. Nếu gia đình chịu đầu tư, sau này chắc chắn sẽ có tương lai sáng lạn.” Hiệu trưởng hết lời thuyết phục, nhưng ba mẹ tôi lại không hiểu hết những gì thầy nói. Ba tôi chỉ học đến cấp hai, mẹ thì cấp một, cả đời gắn bó với ruộng đồng, biết đọc sách quan trọng, nhưng lại không thấy con gái học hành có gì quan trọng. Mẹ vừa tách đậu vừa nói giọng dửng dưng: “Thầy nói đùa rồi, con gái học hết cấp hai là có thể đi làm rồi, mắc gì phải lên thành phố học cho xa xôi?” Hiệu trưởng sốt ruột: “Tôi không khuyên đại đâu. Phán Phán thật sự rất giỏi, cái gì học một lần là nhớ. Nếu con bé được học đại học, sau này kiếm tiền chắc chắn hơn hẳn đi làm công nhân.” Nghe đến tiền, vẻ mặt ba mẹ tôi mới có chút dao động. “Kiếm được hơn hẳn là được bao nhiêu?” Hiệu trưởng giơ năm ngón tay: “Cháu gái tôi học sư phạm, bây giờ dạy ở trường cấp ba thành phố, lương tháng năm ngàn, chưa kể thưởng và trợ cấp.” Ba mẹ tôi đồng loạt hít sâu một hơi. Bởi vì khi ấy, tổng thu nhập của cả gia đình tôi mỗi tháng còn chưa đến hai ngàn. Hiệu trưởng nói, nếu tôi muốn học, thầy có thể giúp tôi đăng ký thi tuyển vào trường trung học hàng đầu thành phố. Với năng lực của tôi, đậu không phải vấn đề. Nếu điểm cao, còn có thể xin miễn học phí. Nghe vậy, ba mẹ tôi bắt đầu lung lay, liền đi tìm bà nội bàn bạc ngay trong đêm. Tôi thao thức cả đêm, lòng vừa háo hức, vừa hồi hộp. Tôi nghĩ, có lẽ cuộc đời tôi sắp thay đổi. Nhưng sau cả một đêm bàn bạc, kết luận của họ là - không thể đi. Lý do là bà nội không cho phép. So với ba mẹ tôi, tư tưởng của bà còn cổ hủ hơn. Bà nghĩ hiệu trưởng chỉ đang lừa gạt, cho rằng con gái học cao cũng chẳng có tiền đồ gì. Ban đầu, tôi không nghĩ đây là chuyện không thể xoay chuyển. Nếu nhà tôi cái gì cũng nghe theo bà nội, vậy tôi chỉ cần cố gắng thuyết phục bà là được. Cho đến khi tôi vô tình nghe được bà nói với ba mẹ tôi: “Nó thông minh, vậy chẳng phải thằng Huy còn thông minh hơn sao? Đến lúc đó, hai đứa dồn hết sức lo cho thằng Huy, để nó kiếm tiền thật nhiều là được.” “Còn con Phán Phán, học xong cấp hai thì đi làm thôi. Làm công nhân may cũng kiếm được mấy ngàn một tháng, cần gì phải học cao, phí tiền.” Toàn thân tôi lạnh toát. Thì ra, bà nội đã tính toán như vậy. Và ba mẹ tôi - đồng ý. 5 Tôi đã khóc, đã làm loạn, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin, nhưng vẫn không thể thay đổi suy nghĩ của ba mẹ. Từ đó, tôi không còn dám nhìn thẳng vào hiệu trưởng nữa. Tôi cảm thấy mình đã phụ lòng thầy. Ngày đi nhập học ở trường cấp hai thị trấn, lòng tôi nặng trĩu. Vì cũng trong ngày hôm đó, người bạn xếp thứ hai trong lớp lại được vào trường cấp hai hàng đầu thành phố. Cậu ta học kém hơn tôi, nhưng vẫn có được cơ hội đó. Mãi về sau, tôi mới hiểu. Dù cậu ấy không thông minh bằng tôi, nhưng cậu ấy là con trai một, là đứa con duy nhất được cả nhà dốc hết sức để đầu tư. Còn tôi, từ khoảnh khắc em trai chào đời, tôi đã mất đi đặc quyền ấy. Mẹ có lẽ cũng cảm thấy có chút áy náy, nên cố an ủi tôi: “Đừng buồn quá, Phán Phán. Ngày xưa mẹ vì lo cho mấy cậu của con mà còn chẳng được học cấp hai, giờ chẳng phải vẫn sống tốt đó sao?” “Chị cả con còn khổ hơn, tiểu học chưa học xong đã đi làm rồi, nhưng sau này chẳng phải vẫn lấy được chồng tốt, sinh được mấy đứa con hay sao?” “Là vàng thì sớm muộn gì cũng sáng thôi. Mẹ tin con có thể vượt qua mọi khó khăn, con lúc nào cũng giỏi nhất!” Khi đó tôi đã mười hai tuổi rồi, vậy mà mẹ vẫn coi tôi như một đứa trẻ con, cố gắng dỗ dành tôi bằng mấy lời vô nghĩa. Hy sinh cơ hội học hành vì anh em trai - đó là huy chương của họ sao? Không những tự hào đeo lên người, mà còn muốn ép tôi cũng phải đeo nó ư? Nhưng tôi không muốn sống một cuộc đời như thế.  Trường cấp hai tôi học là trường tốt nhất thị trấn, nhưng chất lượng học sinh lại rất tạp nham. Nói trắng ra, dù là trường hàng đầu thị trấn, nhưng so với thành phố, vẫn còn kém xa. Mỗi ngày đều có người trèo tường ra quán net, hẹn hò trong rừng cây, đánh nhau, thậm chí phạm pháp. Quạt trần trong lớp học có bốn cái thì ba cái hỏng, mãi mà chẳng ai sửa, mùa hè nóng đến mức muốn ngất. Ký túc xá thì nhét tận tám người một phòng, trở mình thôi cũng thấy chật chội.  Đôi lúc tôi tự hỏi, có phải mình quá bi quan không? Có phải tôi đã chìm đắm trong nỗi tiếc nuối và đau khổ khi lỡ mất cơ hội vào trường thành phố, đến mức mất cả động lực tiến về phía trước? Cho đến một ngày, khi đang mơ màng giữa những suy nghĩ bế tắc, trong đầu tôi bỗng vang lên lời của cô út. “Phải học hành chăm chỉ, sau này thi vào thành phố lớn, cô út sẽ dẫn cháu đi chơi.” Câu nói ấy như một tia chớp, giáng thẳng vào tim tôi. Thượng Hải... Thượng Hải chắc là đẹp lắm nhỉ? Tối hôm đó, tôi dùng chiếc máy tính cũ kỹ ở trường để tìm kiếm hình ảnh về Thượng Hải. Tôi nhìn thấy tháp Đông Phương Minh Châu, Bến Thượng Hải, tòa nhà tài chính toàn cầu, thủy cung đại dương… Mọi thứ sạch sẽ, rực rỡ, giống như một thế giới hoàn toàn khác với ngôi làng nhỏ nơi tôi sống. Những ước mơ đẹp đẽ ấy giống như bong bóng xà phòng dễ vỡ, nhưng lại khiến người ta không thể cưỡng lại, chỉ muốn đắm chìm trong đó. Hôm đó, tôi vừa khóc, vừa viết vào nhật ký: “Sẽ có một ngày, mày phải đứng trên đỉnh tháp Đông Phương Minh Châu mà ngắm cảnh. Dung Phán Phán, từ hôm nay, hãy nỗ lực học tập.” Tôi thậm chí còn chưa kịp nghĩ. Cô út không để lại cách liên lạc, tôi làm sao biết cô út đang ở đâu? Lời cô út nói liệu có thật hay không? Nhưng tôi vẫn tin. Bởi vì tôi và cô út giống nhau, đều là những người phụ nữ muốn thoát khỏi gia đình ngột ngạt này. 6 Hiệu trưởng nói đúng, tôi thực sự khá thông minh, chỉ cần cố gắng một chút là có thể lọt vào top đầu của khối. Nhưng top đầu ở thị trấn và top đầu ở thành phố là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu tôi muốn vào được trường cấp ba trọng điểm của thành phố, tôi phải cố gắng gấp bội. Thế là tôi học ngày học đêm, thậm chí ngay cả khi ngồi trên chuyến xe buýt về quê mỗi tuần, tôi vẫn mở sổ tay ra học thuộc thơ cổ và từ vựng tiếng Anh. Mùi trong xe buýt nồng nặc đến khó chịu, mỗi khi xe lắc lư là dạ dày tôi cũng cuộn lên từng cơn, nhưng tôi vẫn không nỡ buông sách xuống. Vì tôi biết, một khi về đến nhà, tôi sẽ không còn chút thời gian nào cho bản thân. Ở nhà, tôi phải chăm sóc em trai đó là nhiệm vụ mà ba mẹ giao cho tôi. Em tôi, Dung Huy Huy, nhỏ hơn tôi năm tuổi, năm nay vừa vào lớp một. Nó cũng khá thông minh, nhưng lại ham chơi quá mức, không thể ngồi yên trên ghế được lâu. Chỉ một bài tập đơn giản đáng lẽ chỉ cần năm phút để giải, nó có thể kéo dài thành hai tiếng đồng hồ. Lúc thì kêu ngứa mông, lúc thì bảo đau đầu, chẳng chịu tập trung gì cả. Thế nên thành tích của nó cũng chỉ ở mức bình thường. Mẹ tôi vì vậy mà nhiều lần dặn dò: “Phán Phán, con nhất định phải giúp em trai nâng cao điểm số.” Khi đó, tôi mở miệng định nói gì đó, nhưng lại thấy hoang mang: “...Nhưng con đâu phải giáo viên của em ấy?” Ba tôi đang phơi ngô trong sân, nghe vậy thì bực bội nói: “Con là chị nó! Cần gì phải phân biệt rạch ròi thế? Chị giúp em là chuyện đương nhiên!” Phải rồi, chính ba cũng được nuôi lớn bằng máu và mồ hôi của chị cả. Chỉ có những người hưởng lợi, mới có thể coi đó là điều hiển nhiên. Ngoài việc dạy em trai học, tôi còn phải làm một đống việc nhà. Những đứa trẻ khác có thể được nghỉ ngơi vào cuối tuần, nhưng tôi thì chưa từng có một phút nhàn rỗi. Mỗi sáng 5 giờ, tôi phải dậy nhóm lửa, nấu cơm. Sau đó đi cắt cỏ cho heo, cho gà vịt ăn, rồi cùng ba mẹ ra đồng làm ruộng, đến tận tối mịt mới về. Những ngày không có việc đồng áng, tôi cũng không được rảnh rỗi - tôi phải giặt đồ cho cả nhà, dọn dẹp nhà cửa, còn phải trông em trai cẩn thận để nó không gặp nguy hiểm. Vì em trai là bảo bối của cả gia đình. Có lần, nó trèo lên cây để lấy tổ chim, kết quả là té xuống trật chân. Bà nội liền mắng tôi suốt cả buổi: “Mày không biết cản nó lại à? Có chị như mày thì để làm gì?!” Khi đó tôi còn đang giặt quần áo bên giếng, làm sao mà trông chừng nó suốt được? Nhưng tôi không dám cãi lại. Từ nhỏ tôi đã hiểu, tuyệt đối không được đối đầu với bà nội. Tôi ngày càng ngưỡng mộ cô út. Có phải năm xưa, cô út cũng không chịu nổi cảnh này, nên mới bỏ nhà ra đi? Giờ cô út đã thoát khỏi cái nơi này, cô út có thấy tự do và hạnh phúc không? Tôi không biết. Nhưng tôi dần hiểu được lựa chọn của cô út. Có lẽ… cô út không hề xấu xa như họ nói.  

Bình Luận

0 Thảo luận

Test Modal