Cài đặt tùy chỉnh
Nhà Không Dành Cho Tôi
Chương 1
Ngày cập nhật : 19-02-20251
Sau sáu tiếng ngồi tàu cao tốc, cuối cùng tôi cũng về đến nhà.
Tay xách nách mang đủ thứ quà Tết, tôi đứng trước cửa, vừa định mở cửa thì cánh cửa đã bật ra từ bên trong.
Là chị dâu tôi, Lâm Mỹ Mỹ.
Còn chưa kịp gọi một tiếng "chị dâu", tôi đã nghe chị ấy khó chịu nói:
"Sao em lại về?"
Tôi nghĩ chắc chị ấy bận chăm con nên tâm trạng không tốt, bèn cười đáp:
"Cuối năm công ty bận quá nên hôm nay em mới về được. Mau cho em vào nhà để đặt đồ xuống, nặng quá rồi."
Ai ngờ, chị ấy chống tay lên tường, chặn tôi lại:
"Sở Sở, đồ cứ để đấy được rồi, em đừng vào trong nữa."
Tôi ngẩn ra: "Chị có ý gì?"
"Em lớn thế này rồi, còn về nhà bố mẹ ăn Tết thì không hay đâu, người ta cười cho đấy."
Tôi không hiểu. Tôi vẫn chưa kết hôn, về nhà bố mẹ ăn Tết chẳng phải là chuyện hiển nhiên sao?
Huống hồ, tôi vừa ngồi tàu cao tốc suốt mấy tiếng đồng hồ, chỉ mong được về nhà nằm dài trên giường nghỉ ngơi một chút.
Thế mà bây giờ, ngay cả bước vào nhà cũng không được.
Sự kiên nhẫn của tôi cạn dần, giọng nói cũng lạnh hẳn đi:
"Tôi không tin đấy. Đây là nhà của tôi, sao tôi không được vào?"
Nói rồi, tôi cố chen vào trong.
Lâm Mỹ Mỹ cũng chẳng yếu, hai chúng tôi giằng co ngay trước cửa, không ai chịu nhường ai.
Động tĩnh quá lớn khiến hàng xóm xung quanh tò mò, họ ghé mắt qua khe cửa xem náo nhiệt.
"Hai đứa làm gì thế?"
Là bố mẹ tôi về.
Họ vội vàng kéo tôi và Lâm Mỹ Mỹ ra. Lúc này, tóc hai chúng tôi đã bị giằng đến mức rối tung như tổ quạ.
"Trông hai đứa ra cái dạng gì thế hả? Mau vào nhà ngay!"
Thế là, tôi cuối cùng cũng bước vào được nhà của chính mình.
2
Mẹ tôi hỏi: "Hạ Hạ, con với Mỹ Mỹ có chuyện gì vậy?"
Tôi tức giận đáp: "Chị ấy không cho con vào nhà!"
Lâm Mỹ Mỹ bỗng như biến thành một người khác, nước mắt rưng rưng, trông cứ như bị tôi bắt nạt thê thảm lắm.
"Bố mẹ, con chỉ nói với Hạ Hạ vài câu thôi, chắc em ấy không thích nghe. Bố mẹ đừng trách Hạ Hạ nhé."
Tôi sững sờ, diễn biến sắc mặt này mà đem lên sân khấu kịch Tứ Xuyên thì chắc chắn nhận được lời khen: "Quả thật đáng khâm phục!"
Tôi không nhịn được, hỏi thẳng: "Đừng có đánh tráo khái niệm. Chuyện lúc nãy chị không cho tôi vào nhà là sao? Còn câu 'lớn thế này rồi, về nhà bố mẹ ăn Tết không hay đâu' có ý gì?"
Bố mẹ tôi nghe vậy liền quay sang hỏi: "Mỹ Mỹ, có đúng như Hạ Hạ nói không?"
Lâm Mỹ Mỹ rõ ràng có chút hoảng loạn, ấp a ấp úng mãi chẳng nói được gì, cuối cùng lại bật khóc.
Phải thừa nhận, nước mắt đôi khi là vũ khí, dù không có lý thì cũng thành có lý.
Chị ta vừa khóc, bố mẹ tôi lập tức không tiện truy hỏi nữa, chỉ có thể an ủi: "Thôi chuyện này bỏ qua đi."
Không biết có phải do "mẹ con liền tâm" hay không, mà vừa thấy Lâm Mỹ Mỹ khóc, thằng bé trong phòng cũng ré lên.
Mẹ tôi vội vàng chạy vào dỗ cháu.
Bố tôi vừa trách tôi: "Chị dâu con chỉ nói có hai câu thôi, làm gì mà căng vậy?", vừa quay sang dỗ dành Lâm Mỹ Mỹ: "Hạ Hạ còn trẻ con, con đừng chấp nó."
Tôi đã bực sẵn, nghe vậy lại càng giận hơn. Rốt cuộc ai mới là con gái ruột của bố đây?
Chướng mắt cảnh này, tôi cầm túi xách, quay về phòng mình.
Vừa mở cửa ra, tôi sững sờ.
Giữa phòng có một chiếc xe đẩy trẻ con.
Trên giường tôi vứt đầy tã lót, sữa bột và các thứ linh tinh khác.
Con gấu bông tôi thích nhất thì bị ném vào góc tường, phủ một lớp bụi dày.
Tôi cố gắng giữ bình tĩnh, hỏi: "Bố mẹ, phòng con là sao đây?"
Không biết do tôi nói quá nhỏ, hay do tiếng khóc của thằng bé quá to, mà bố mẹ tôi chẳng ai nghe thấy.
Tôi nâng giọng: "Bố mẹ!"
Lúc này, hai người mới giật mình.
"Ôi dào, gọi gì mà gọi, mẹ đang dỗ Hạo Hạo đây."
Tôi hỏi lại: "Phòng con là sao đây?"
Mẹ tôi nhìn quanh căn phòng, nhất thời không biết nói gì.
"Nhà mình nhỏ, đồ của Hạo Hạo lại nhiều, nên mẹ để tạm trong phòng con. Dù gì con cũng có ở nhà đâu."
"Nhưng một tuần trước con đã báo là sẽ về."
Ít nhất cũng nên dọn dẹp trước khi tôi quay lại chứ?
Mẹ tôi lúng túng, không nói được gì.
Bố tôi lại tỏ ra nghiêm khắc: "Con bực bội cái gì chứ? Mẹ con suốt ngày nấu cơm giặt giũ, còn phải chăm Hạo Hạo, thời gian đâu mà dọn phòng cho con?"
"Bố thấy chị dâu con nói cũng đúng đấy, con lớn thế này rồi, cũng nên nghĩ đến chuyện kết hôn đi."
Tôi nhìn bố mình, bỗng cảm thấy xa lạ.
Lâm Mỹ Mỹ đứng bên cạnh, ánh mắt đầy vẻ hả hê.
3
"Là Hạ Hạ về đấy à? Mang bao nhiêu là đồ thế này!"
Tiếng anh trai tôi vang lên cùng với âm thanh cửa đóng lại.
Nhìn thấy không khí căng thẳng, anh ấy cau mày: "Ơ? Có chuyện gì vậy?"
Lâm Mỹ Mỹ lập tức quay về dáng vẻ tiểu bạch liên*, nhào vào lòng anh tôi, tủi thân nói:
"Hạ Hạ thấy chúng ta để đồ của Hạo Hạo trong phòng em ấy nên không vui."
Anh tôi hơi lúng túng, vội vàng hòa giải:
"Hạ Hạ đừng giận mà, thật sự là nhà nhỏ quá không có chỗ để, để anh dọn dẹp lại cho em ngay nhé?"
Tôi cười nhạt: "Không cần."
Tôi bước vào phòng, đẩy chiếc xe đẩy em bé ra ngoài.
Sau đó, tôi nhặt từng gói tã trên giường ném thẳng ra ngoài.
"Thế này chẳng phải là dọn xong rồi sao?"
Nhìn biểu cảm đặc sắc trên mặt bọn họ, tôi cảm thấy cực kỳ hài lòng, rồi đóng cửa lại.
Nhưng dù cửa đã đóng, tiếng mắng mỏ của bố tôi và lời trách móc của mẹ tôi vẫn xuyên qua cánh cửa, vang lên bên tai.
Lửa giận bốc lên đỉnh đầu, tôi vung tay chụp lấy quả cầu pha lê trên bàn, ném mạnh vào cửa.
Tiếng vỡ chói tai vang lên, bên ngoài yên lặng một giây, rồi lại bùng lên dữ dội hơn.
Tôi cúi đầu nhìn mảnh vỡ trên sàn.
Đây là món quà sinh nhật bố mẹ tặng tôi năm tôi 5 tuổi.
Bên trong có bốn mô hình nhỏ, tượng trưng cho một gia đình bốn người của chúng tôi.
Bây giờ… tất cả đều đã vỡ tan.
* Tiểu bạch liên (白莲花) là cụm từ dùng để chỉ những người tỏ vẻ ngây thơ, trong sáng nhưng thực chất lại giả tạo, mưu mô.
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận