Cài đặt tùy chỉnh

Mục lục

Sổ ghi nợ của mẹ

Chương 6

Ngày cập nhật : 02-02-2025

11 "Còn nghĩ gì nữa? Đây chẳng phải là trường hợp điển hình của đứa con thứ hai không ai thương sao? Trước còn hùa theo họ mắng nữ chính, hóa ra kẻ ngu ngốc lại chính là mình." Bình luận và tin nhắn tràn ngập những lời ủng hộ. Họ an ủi tôi, động viên tôi, khuyên tôi nên livestream bán hàng, hứa sẽ ủng hộ để tôi trở thành một người nổi tiếng. Tôi không biết trong số những người đang bảo vệ tôi, có bao nhiêu người từng là kẻ đã mắng chửi tôi. Nhưng tôi biết chắc một điều: "Tai tiếng" không phải thứ tôi muốn. Dòng chảy dữ dội của dư luận mạng không phải thứ tôi có thể kiểm soát. Vì vậy, tôi không đi theo con đường mà dân mạng đã vạch sẵn. Tôi chỉ đăng một bản cam kết cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái. Tôi biết nó không có giá trị pháp lý, nhưng tôi vẫn muốn công khai nó. Như một lời nhắc nhở với chính mình: "Con đường đã định, không quay đầu nữa." Bố mẹ tôi liên tục nhờ hết nhóm họ hàng này đến nhóm họ hàng khác đứng ra khuyên giải. Nhưng tôi chẳng thèm nghe điện thoại của ai cả. Mấy cái nhóm chat cũ? Tôi đã rời hết từ lâu rồi. Mẹ tôi gỡ tôi khỏi danh sách chặn, mỗi lần chỉ nhắn một câu duy nhất: "Nhị Nha, con nghe điện thoại đi, được không? Mẹ muốn gọi cho con giải thích." Tôi chưa bao giờ trả lời. Cũng không chặn bà ta nữa. Tôi chỉ làm với bà đúng như cách bà từng làm với tôi khi còn bé - mãi mãi không có hồi đáp. Để bà ta tự dằn vặt, tự nghi ngờ chính mình. Thực ra, tôi hoàn toàn có thể đổi số điện thoại, đổi WeChat, khiến họ không thể tìm ra tôi nữa. Nhưng tôi không làm vậy. Không phải vì tôi còn mềm lòng. Mà vì tôi biết… Bây giờ tôi đã đủ mạnh mẽ. Cái thời tôi phải trốn tránh họ đã qua từ lâu. Người thân và bạn bè cười nhạo bố mẹ tôi thiên vị ngu dốt, lấy danh nghĩa khuyên bảo để giẫm đạp họ, để trút giận lên họ, giống hệt cách mà họ từng đối xử với tôi. Bố tôi tất nhiên không cam tâm. Ông ta cố gắng chứng minh với mọi người rằng tôi chỉ là một đứa con hư hỏng, ngỗ nghịch bị đuổi khỏi nhà, không đáng để ông ta phải xấu hổ. Trong mắt ông ta, niềm tự hào chính là chị gái và em trai tôi. Nhưng rồi… Anh rể tôi, vì tưởng sắp nổi tiếng nhờ vụ livestream, đã dính vào cờ bạc. Từ đó, không bao giờ bỏ được. Thua sạch tiền tiết kiệm, bán cả xe. Cuối cùng, bán luôn cả nhà. Chị tôi đành phải ly hôn, bế con quay về nhà mẹ đẻ. Còn em trai tôi? Hết mối này đến mối khác bỏ chạy. Sính lễ cố gắng giảm xuống còn 300.000 tệ, vẫn không ai chịu lấy cậu ta. Cứ thế, cậu ta trở thành một gã trai ế chỏng chơ. Và rồi, cậu ta nghĩ chị tôi về nhà là để tranh giành cái nhà cũ nát kia, thế là bùng nổ xung đột. Hàng ngày mượn rượu gây sự, động tay động chân. Chị tôi bị đánh đến bầm tím mặt mày. Bố tôi ngăn người này không nổi, giữ người kia không xong, cuối cùng đi ra ngoài trốn luôn, mặc kệ mọi chuyện. Mẹ tôi thì vì can ngăn, cũng bị cậu ta đánh lây. Trên người bà ta lúc nào cũng có vết bầm xanh tím. Vườn táo của bố mẹ tôi, từ khi mất khách hàng lớn, giá cả tụt dốc, không còn thu nhập. Họ đành phải rao bán trên mạng. Nhưng không ai mua. Không có tiền, không có lương hưu, họ sống vô cùng chật vật. Lúc có ăn, lúc không. Nghe đâu than sưởi ấm mùa đông cũng phải mua chịu. Chị tôi tuy vẫn kiếm ra tiền, nhưng tiền nuôi con còn không đủ, làm gì có sức mà lo thêm cho bố mẹ? Hơn nữa… Chị ấy cũng có tính toán riêng của mình. Tôi nghe một người thân kể lại: "Đừng nhìn bề ngoài mà tưởng bố mẹ cô không còn coi trọng thằng út nữa." "Dù có nghèo khổ đến đâu, chỉ cần xin được trợ cấp hộ nghèo, bọn họ vẫn đưa hết tiền cho nó." "Chỉ sợ con trai chịu khổ." 12 "Tôi đâu có ngu, dù có tiền, tôi cũng không để nó lọt qua tay họ, rồi lại giúp họ nuôi con trai." Vài ngày sau, một người họ hàng hốt hoảng báo tin cho tôi: "Khoản trợ cấp của bố mẹ em không biết bị ai tố cáo rồi, họ đang điều tra tính hợp pháp đó!" "Nghe nói còn phải trả lại mấy trăm tệ đã nhận. Nhưng bố mẹ em tiêu sạch từ lâu rồi, giờ đang khóc lóc ở nhà kìa." Lại một mùa xuân nữa đến. Ánh đèn ngoài phố rực rỡ, pháo hoa bừng sáng cả bầu trời. Tôi nâng ly rượu, mỉm cười với mọi người. Ngửa đầu, uống cạn. Một mình bước ra ban công, ngắm trăng đêm giao thừa. Tâm trạng rất tốt. Tôi thừa nhận, tôi là người thù rất dai. Tôi không thể quên được cái Tết cô đơn và đau khổ năm đó. Vậy nên tôi cố tình đợi. Đợi đến sát Tết, tôi mới gửi đơn tố cáo. Có người vui, có kẻ buồn. Cảm giác lo lắng ngày Tết, bọn họ cũng nên nếm trải cho kỹ. À không, phải nói thế này mới đúng: "Đã có con trai con gái đầy đủ, sao lại đi giành trợ cấp của Nhà nước?" "Việc tôi làm, phải gọi là ‘Đại nghĩa diệt thân’ mới đúng!" Tôi cười quá vui vẻ, cười đến mức… nước mắt rơi lúc nào không hay. (HẾT.)
 

Bình Luận

0 Thảo luận

Test Modal